Chiasenow
18/10/21
23730
0

Định nghĩa Sitelinks là gì? 8 cách tạo Sitelinks hay nhất cho SEO


Tư vấn du học các nước Nhật Hàn Đài Loan Nếu bạn thấy bài viết có giá trị với bạn, đừng ngại chia sẻ bài viết để lan tỏa đến cộng đồng nhé!
5/5 - (9 bình chọn)

Một trong những câu hỏi thường xuyên được tìm hiểu bởi các nhà phát triển web là: Làm thế nào để hiện thị liên kết trang (sitelinks) trong kết quả tìm kiếm của Google

Đôi khi bạn tìm kiếm một tên công ty trong Google hay các công cụ tìm kiếm khác, bạn có thể nhận thấy danh sách kết quả tìm kiếm ở đầu trang có khác thường vì nó chứa liên kết vào các trang quan trọng trong trang web đó.

Liên kết sitelinks trong Google giúp thương hiệu của bạn nổi bật và mọi người truy cập nhiều hơn. Trong bài viết này, Chiasenow sẽ chia sẻ cách có được liên kết trang web trong tìm kiếm Google cho trang web của bạn.

Định nghĩa Liên kết trang web Google sitelinks là gì?

Google sitelinks là các siêu liên kết đến các trang con của trang web xuất hiện trong các danh sách nhất định của Google để giúp người dùng điều hướng trang web.

Định nghĩa Google sitelinks là gì?
Định nghĩa Google sitelinks là gì?

Chủ sở hữu trang web không thể thêm bất kỳ liên kết trang web nào vào kết quả tìm kiếm, Google tự thêm chúng thông qua các thuật toán tự động bí mật của riêng mình.

Nếu bạn có chương trình, chiến dịch quảng cáo Google Adwords, bạn có thể tạo liên kết trang web cấp chiến dịch và cấp nhóm quảng cáo. Tuy nhiên, chủ sở hữu trang web có thể chặn các liên kết trang web riêng lẻ, điều này có thể hữu ích nếu bạn cho rằng chúng không nên xuất hiện trong kết quả tìm kiếm

Trong Google, có tối thiểu một và tối đa mười liên kết trang web trên mỗi trang web.

Theo John I Jerkovic:

Mọi trang web nên cố gắng có được liên kết trang web, vì chúng bao hàm quyền hạn cũng như sự hiện diện trên web. Liên kết trang web cũng chiếm thêm bất động sản (khoảng không) trên màn hình kết quả tìm kiếm, đẩy đối thủ cạnh tranh của bạn xuống sâu hơn trên trang kết quả

Liên kết trang web cũng được cho là xuất hiện trên một số kết quả tìm kiếm mà Google cho rằng một kết quả có liên quan hơn nhiều so với các kết quả khác (như tìm kiếm liên quan đến điều hướng hoặc thương hiệu).

Các chuyên gia SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) coi liên kết trang web là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ đáng tin cậy của một trang web và do đó họ đã cố gắng tìm nguyên nhân khiến chúng xuất hiện.

Những nỗ lực này bao gồm việc xem xét các thông tin đến từ Google. Theo các thông tin này, liên kết trang web bắt nguồn từ hành vi của người dùng, cụ thể là số lần một trang đã được truy cập, lượng thời gian trên trang và từ khoá chính trong nội dung của trang.

Theo một phương án khác, người ta đề xuất rằng các nhà cung cấp trang web có thể cung cấp cho hệ thống công cụ tìm kiếm một danh sách các trang web nổi bật trong trang web của chính họ.

Theo Giám đốc sản phẩm cấp cao của Google Jerry Dischler các liên kết trang web có ít hơn 15 ký tự mang lại hoạt động tốt nhất.

Ngoài ra còn có một tính năng sitelinks trả tiền với các liên kết được Google tài trợ, cho phép chủ sở hữu trang web gửi tối đa 10 liên kết và Google chọn 4 liên kết phù hợp nhất với tìm kiếm.

Trích wikipedia

Mục đích của sitelinks rất quan trọng đối với SEO

Mục đích của các đường liên kết xuất hiện dưới một số kết quả tìm kiếm trên Google là giúp người dùng điều hướng trên trang web của bạn.

Hệ thống của Google phân tích cấu trúc đường liên kết trên trang web của bạn để tìm ra những lối tắt giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nhanh chóng tìm thấy thông tin họ cần.

Các liên kết trang web chỉ xuất hiện khi Google cho rằng các liên kết trang web đó có ích cho người dùng.

Nếu cấu trúc của trang web của bạn không cho phép thuật toán của Google tìm thấy đường liên kết trang web phù hợp, hoặc Google cho rằng đường liên kết trang web tới trang web của bạn không phù hợp với cụm từ tìm kiếm của người dùng, thì đường liên kết trang web đó sẽ không xuất hiện.

Xem thêm bài viết của google về sitelinks

Google sitelinks là điều mà các nhà kinh doanh và người làm SEO mong muốn bởi vì nó giúp thương hiệu của bạn nổi bật. Dưới đây là 5 lý do tại sao Google sitelinks lại rất quan trọng.

1. Google sitelinks cải thiện Click-Through-Rate (CTR)

Nghiên cứu cho thấy rằng 3 vị trí hàng đầu trong Google nhận được nhiều nhấp chuột nhất. Khi liên kết trang web được hiển thị cho một thương hiệu cụ thể, nó chiếm không gian bằng danh sách 3 kết quả tìm kiếm thông thường.

Điều này làm tăng đáng kể tỷ lệ nhấp của bạn.

2. Google sitelinks giúp xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm

Như đã đề cập trước đó, Google sitelinks không được hiển thị cho tất cả các trang web. Khi Google hiển thị sitelinks cho một thương hiệu, nó có nghĩa là một trang web rất phổ biến, cũng được tối ưu hóa, hoặc Google tin rằng trang web đó là hữu ích cho khách truy cập.

Google sitelinks chiếm rất nhiều không gian hiển thị trên màn hình. Điều này làm cho người sử dụng tin rằng Google cho bạn kết quả có liên quan hơn những trang web khác.

Trên điện thoại di động, sitelinks cũng chiếm nhiều không gian trên trang đầu kết quả tìm kiếm, như giao diện desktop.

3. Google sitelinks tăng nhận thức về sản phẩm

Đối với một công ty như OptinMonster , sitelinks là một minh chứng tuyệt vời vì nó cho phép người dùng mới nhanh chóng hiểu về sản phẩm của họ, tính năng, giá cả, và thậm chí cả trang blog.

Một người sử dụng mới có thể không biết đến trang OptinMonster blog, nhưng vì nhờ có Google sitelinks cấu trúc nội dung của website được hiển thị cho người truy cập.

Đối với những trang web thương mại điện tử , Google sitelinks thậm chí có thể hiển thị kết quả chi tiết hơn để giúp người dùng nhanh chóng khám phá và mua sản phẩm có sẵn trên cửa hàng.

Ví dụ:

Khi chúng ta tìm kiếm Apple, Google sitelinks không chỉ hiển thị các sản phẩm hàng đầu của Apple mà còn liệt kê các cửa hàng của Apple ở gần nhất.

Điều này cho phép chúng ta dễ dàng phát hiện ra sản phẩm chủ đạo của Apple, và thậm chí có thể tìm địa chỉ cửa hàng gần nhất chỉ bằng một nhấp chuột.

Do đó Sitelinks thực sự hữu ích và tiết kiệm thời gian cho người dùng từ đó dẫn đến nhiều khả năng người dùng quyết định việc mua hàng.

Xem thêm:

4. Google sitelinks liệt kê các liên kết chính

Google sitelinks cũng có thể đóng vai trò như một Start Here điểm truy cập đầu tiên cho trang web với rất nhiều nội dung bổ ích. Điều này trở nên dễ dàng hơn cho người dùng khám phá các trang chứa nội dung chính trên website của bạn.

Ví dụ:

Nếu 1 người dùng mới tìm kiếm từ Chiasenow.com, họ sẽ thấy các bài viết hay chuyên mục trên website này.

5. Google sitelinks tìm kiếm cho phép người dùng tìm kiếm nội dung trên trang

Đối với một số trang web, sitelinks của Google có thể được kèm theo một trường tìm kiếm riêng. Hộp tìm kiếm này cho phép người dùng tìm kiếm nội dung trong trang web của họ.

Đây là một tính năng cực kỳ mạnh mẽ, vì vậy Google chỉ thêm nó cho những trang web có sở hữu nhiều nội dung bởi vì họ tin rằng hiển thị một box tìm kiếm sẽ hữu ích cho người dùng.

Như vậy bạn biết tầm quan trọng của Google sitelinks, Tiếp theo chúng ta hãy tìm hiểu làm thế nào bạn có thể thêm liên kết trang web (sitelinks) vào website của bạn.

Các phương pháp hay nhất về đường liên kết trang web Google Sitelinks

Theo Google mô tả: hiện nay, các đường liên kết trang web xuất hiện tự động. Google không ngừng nỗ lực để cải tiến thuật toán liên quan tới đường liên kết trang web. Cũng có thể sau này Goolge sẽ dùng thông tin do chủ sở hữu trang web cung cấp. Tuy nhiên, để cải thiện chất lượng của đường liên kết trang web của mình, bạn nên làm theo các phương pháp hay nhất.

  • Đảm bảo rằng văn bản bạn dùng làm tiêu đề trang và đề mục đều giàu thông tin, phù hợp và súc tích.
  • Tạo một cấu trúc trang web hợp lý cho người dùng dễ dàng thao tác và đảm bảo các trang quan trọng của bạn được nhiều trang liên quan khác liên kết tới.
  • Đảm bảo rằng văn bản liên kết của các đường liên kết nội bộ đều ngắn gọn và phù hợp với trang mà văn bản đó đang trỏ đến.
  • Tránh lặp lại nội dung của bạn.

Nếu bạn cần xóa một đường liên kết trang web, hãy cân nhắc xóa trang đó khỏi trang web hoặc sử dụng noindex.

8 Cách để tạo Google sitelinks – liên kết website trong kết quả tìm kiếm

1. Tên Website của bạn phải là duy nhất

Google sitelinks chủ yếu được hiển thị trên các truy vấn tìm kiếm thương hiệu cụ thể, và họ chỉ thêm đối với các trang web có vị trí số #1 trên kết quả tìm kiếm.

Nếu bạn có một tên thương hiệu chung chung như Global HR Expert Consulting, cạnh tranh sẽ cao hơn vì phải đấu tranh để có vị trí ở đầu trang. Thậm chí nếu bạn có được vị trí # 1, Google vẫn có một thời gian để tìm hiểu trước khi quyết định người dùng đang thực sự tìm kiếm công ty hay chủ đề chung.

Đây là lý do tại sao thương hiệu chung chung không có liên kết trang web:

Trừ khi thương hiệu của bạn có một cái tên quen thuộc như Apple, trong trường hợp mà Google biết mục đích tìm kiếm là dành cho những người quan tâm trong công ty công nghệ Apple, chứ không phải là trái táo.

Vì hầu hết các công ty sẽ không có ngân sách Marketing như Apple để trở thành một thương hiệu toàn cầu, tốt hơn là chọn một tên duy nhất cho công ty của bạn.

Nếu bạn đã thành lập một thương hiệu, Chiasenow không khuyên bạn nên thay đổi nó chỉ để có được sitelinks bởi vì đây là một công việc rất phức tạp, và có rủi ro riêng của nó.

2. Xếp hạng vị trí #1 cho tên thương hiệu của bạn

Như chúng ta đã đề cập trước đó, sitelinks của Google chỉ được gán cho kết quả tìm kiếm đầu tiên, vì vậy bạn cần phải đưa web lên xếp hạng vị trí số 1 cho cụm từ thương hiệu của bạn.

Điều này có thể mất một thời gian cho một công ty mới.

Ví dụ:

  • Công ty WP Mail SMTP, không ở rank #1 cho từ khóa thương hiệu, nên họ không có Google sitelinks.
  • Trong khi đó, trang web RafflePress đứng đầu bảng, do vậy có liên kết trang web bởi Google.

Để cải thiện thứ hạng trang web, bạn cần phải làm tốt SEO on page và gia tăng viết bài chuẩn SEO cho blog hay dịch vụ của bạn.

Bạn cũng cần phải nghiên cứu từ khóa và đăng bài trên blog thường xuyên & chất lượng được tối ưu hóa cho SEO. Sau đó, bạn cần thực hiện công việc backlinks để tăng thứ hạng trang web.

3. Sử dụng Structured Data cho SEO

Công cụ tìm kiếm sử dụng bot để crawl và index trang web của bạn một cách tự động. Bot tìm kiếm sẽ phân tích dữ liệu có cấu trúc trên website để hiểu rõ hơn các trang về chủ đề gì.

Dữ liệu có cấu trúc có thể giúp tăng cơ hội hiển thị liên kết sitelinks của Google, featured snippet, ​​và thậm chí xuất hiện trong các câu trả lời.

Bạn có thể thêm cấu hình này nếu website của bạn là WordPress bằng cách sử dụng plugin hỗ trợ SEO như Yoast SEO, All in One SEO, hoặc một plugin tương tự cho phép bạn thêm dữ liệu meta và các cấu trúc schema khác.

Cũng như với các tính năng khác, việc thêm Schema hoặc dữ liệu có cấu trúc không đảm bảo rằng Google sẽ thêm liên kết sitelinks, nhưng nó chắc chắn sẽ tăng cơ hội của bạn.

4. Thiết kế web có cấu trúc rõ ràng

Đây là công việc của bạn, nếu bạn là chủ sở hữu của 1 trang web để đảm bảo rằng Google và công cụ tìm kiếm khác có thể dễ dàng phân tích cấu trúc & nội dung trên trang web của bạn.

Bạn có thể làm điều này bằng cách tổ chức các trang chủ chốt của bạn có cấu trúc đa tầng vào menu wordpress.

Bạn có thể thêm menu điều hướng breadcrumb trên trang web WordPress của bạn để wesite mạch lạc hơn & cũng dễ dàng cho người dùng và công cụ tìm kiếm phân tích nội dung trên trang web.

Đảm bảo rằng bạn có thêm các trang quan trọng như Giới thiệu, giá, liên hệ, blog, chuyên mục,… và có đặt liên kết từ nhiều vị trí khác nhau trên trang.

Xem thêm:

5. Tạo sơ đồ trang web (Sitemap) và đăng ký với Google Search Console

Google và công cụ tìm kiếm khác sẽ nạp nội dung dựa vào sitemap XML của trang web để lập chỉ mục tất cả các trang từ trang web của bạn.

Bạn cần tạo một sitemap XML , và sau đó gửi lên Google search console.

Điều này sẽ dễ dàng hơn cho Google khám phá tất cả các trang trên website của bạn, và nó cũng có thể giúp tăng khả năng nhận được sitelinks từ Google.

6. Tạo thói quen thêm liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là một trong những phần quan trọng nhất của SEO on page. Nếu muốn có sitelinks bạn cần phải chắc chắn đang thường xuyên tạo liên kết nội bộ đến các trang hàng đầu của bạn.

Kể từ khi Google sử dụng backlinks như một cách xếp hạng, liên kết nội bộ giúp Google xem những trang nào là quan trọng nhất.

Xem thêm:

7. Viết tiêu đề trang một cách có liên quan

Tiêu đề trang có lẽ là yếu tố SEO quan trọng nhất. Bạn cần phải chắc chắn rằng tiêu đề trang có liên quan đến từ khóa mà bạn đang SEO.

Google sử dụng tiêu đề trang để tạo ra sitelinks, vì vậy bạn cần phải đảm bảo rằng viết tiêu đề trang có liên quan đến nội dung.

Bạn có thể viết lại tiêu đề trang trong cài đặt plugin WordPress SEO khi đăng nội dung.

8. Nâng cao nhận thức thương hiệu của bạn

Như đã đề cập trước đó, Google sitelinks thường hiển thị cho các trang web có tên thương hiệu riêng.

Bạn không cần phải là một thương hiệu lớn như Apple, nhưng bạn cần nói cho google biết về thương hiệu của bạn một cách đầy đủ bằng thông tin chi tiết trên website để họ phải nhận thấy bạn.

Dưới đây là vài cách bạn có thể làm để tăng cường nhận thức thương hiệu của bạn:

  • Tạo profile trên mạng xã hội cho thương hiệu của bạn
  • Nhận đánh giá tích cực về thương hiệu của bạn trên Facebook, Instagram, Yelp, Google, bằng cách tương tác với người dùng và tăng likes trên Instagram.
  • Tham gia tương tác cộng đồng với những bài viết và trả lời bình luận.

Nhận biết thương hiệu giúp tăng số lượng tìm kiếm thương hiệu đó là một chỉ số được Google sử dụng để xác định xem sitelinks sẽ được bổ sung vào từ khóa thương hiệu đó không.

Xem thêm:

Phân loại các loại sitelinks chính

Có tất cả bao nhiêu sitelinks?

Sitelinks có những dạng nào?

Suốt nhiều năm qua, sitelinks đã cải tiến và hiển thị theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể, Google thay đổi các yếu tố như số lượng sitelinks được hiển thị và hình thức của sitelinks trên kết quả tìm kiếm.

Sau đây là một số loại sitelinks phổ biến hiện nay:

1. Paid sitelinks – sitelinks có trả phí

Paid sitelinks (sitelinks có trả phí) xuất hiện dưới dạng mẫu quảng cáo. Khác biệt lớn nhất giữa paid sitelinks và các dạng khác là bạn có thể quản lý text và URL xuất hiện trên mẫu quảng cáo, còn các dạng sitelinks khác được tạo tự động và phụ thuộc vào thuật toán để quyết định content và link.

2. Organic sitelinks – sitelinks tự nhiên

Organic sitelinks (sitelinks tự nhiên) hiển thị cho hầu hết cụm từ chứa tên thương hiệu và có thể bao gồm 6 sitelinks dẫn tới các page trên website. Organic sitelinks chỉ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm top đầu.

3. Organic One-line sitelinks – sitelinks tự nhiên dạng một dòng

Organic one-line sitelinks (sitelinks tự nhiên dạng một dòng) có thể xuất hiện cho nhiều loại truy vấn khác nhau và thường bao gồm 4 sitelinks. Những sitelinks này dẫn tới các page khác trên website hoặc trực tiếp chuyển đến content nằm trong page bằng cách sử dụng fragment (#) link.

4. Organic sitelinks search box – sitelinks tự nhiên dạng tìm kiếm

Organic sitelinks search box (sitelinks tự nhiên dạng search box) cho phép người dùng tìm kiếm và đến thẳng kết quả tìm kiếm của website hoặc app, chỉ xuất hiện cho các cụm tìm kiếm chứa tên thương hiệu và được thêm tự động bởi Google.

Bằng cách bổ sung structured data cho trang chủ, sitelinks search box của bạn sẽ giúp người dùng hiểu hơn về website, tuy nhiên điều này không bắt buộc và không đồng nghĩa sitelinks search box 100% sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Kết luận về liên kết trang web Goolge Sitelinks

Nhìn chung, sitelinks sẽ đem lại sự hiện diện nổi trội hơn trên SERP và cung cấp giá trị cho người dùng. Mặc dù không thể trực tiếp tạo sitelinks, nhưng bạn có thể tận dung các thông tin trên để ảnh hưởng cách thức hiển thị sitelinks và có được sitelinks mới.

Tóm tắt những việc làm dưới đây có thể giúp can thiệp tốt đến quyết định của Google trong việc có hiển thị sitelinks hay không, cụ thể:

  • Tạo một trang web với một hệ thống phân cấp rõ ràng, tạo thuận lợi tốt nhất cho các crawler có thể thu thập thông tin trên site.
  • Cung cấp một sitemap cho người dùng cùng các liên kết trỏ đến những phần quan trọng trên site.
  • Tạo những nội dung thực sự hữu ích  và chất lượng, cùng thông tin phong phú
  • Sử dụng văn bản thay cho việc dùng hình ảnh để biểu thị các liên kết
  • Đảm bảo thẻ tiêu đề cùng các alt text có tính mô tả tốt và chính xác, không trùng lặp.
  • Kiểm tra các liên kết gãy trên trang
  • Sử dụng các anchor text và alt text giàu thông tin và có liên quan cho các liên kết nội bộ trên trang
  • Bao gồm các trang quan trọng nhất trên site trong menu chính
  • Sử dụng Breadcrumbs và đánh dấu chúng bằng Schema.org

Cảm ơn bạn đã xem bài viết tại Chiasenow. Đừng quên để lại bình luận của bạn cho Chiasenow biết ý kiến của bạn nhé!

Bạn có thể tìm đọc các bài viết cùng chủ đề tại đây:

Xem thêm:
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x