Chiasenow
18/11/21
23734
0

Tối ưu nội dung bài viết: 10 quy tắc cần biết!


Tư vấn du học các nước Nhật Hàn Đài Loan Nếu bạn thấy bài viết có giá trị với bạn, đừng ngại chia sẻ bài viết để lan tỏa đến cộng đồng nhé!
5/5 - (4 bình chọn)

Tối ưu nội dung bài viết hay còn gọi là tạo giá trị cho nội dung với mục tiêu thu hút người độc, tăng thứ hàng trên công cụ tìm kiếm và lưu lượng truy cập đến blog là điều tất cả những blogger, người Marketing nội dung đều mong muốn.

Tuy nhiên phải thừa nhận rằng việc này không dễ dàng.

Kỹ năng viết của tất cả chúng ta không giống nhau và mỗi người đều có một phong cách viết riêng. Nhưng tựu chung lại tất cả chúng ta đều muốn tạo ra một nội dung hấp dẫn có giá trị.

Thông thường quy trình xây dựng một bài viết mà Chiasenow (hoặc bạn) hay áp dụng là:

  • Tìm kiếm & nghiên cứu một chủ đề
  • Xác định các từ khóa
  • Chọn tiêu đề cho bài viết
  • Phân nhóm nội dung
  • Viết giới thiệu
  • Viết thân bài
  • Viết kết luận

Nhưng đây chỉ là các bước cơ bản, còn nếu muốn TỐI ƯU nội dung thì chúng ta cần làm theo 10 nguyên tắc dưới đây.

Hãy xem xét và áp dụng được càng nhiều càng tốt trong 10 yếu tố này khi viết bài, Chiasenow tin chắc rằng nội dung bài viết của bạn sẽ dần được cải thiện rất tích cực đấy.

Cùng bắt đầu thôi nào!

10 quy tắc tối ưu nội dung bạn nên biết!

1. Viết tiêu đề kích thích độc giả của bạn

Hãy suy nghĩ về những nơi mà bạn sẽ đẩy bài viết đến để độc giả tiếp cận. Nơi đó có thể là các mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, hay danh sách email mà bạn sẽ gửi cho họ…

Tiêu đề bài viết là yếu tố đầu tiên, đôi lúc là yếu tố quyết định để độc giả của bạn có click hay không để độc bài viết. Nếu bài viết của bạn có hay đến đâu, hữu ích đến đâu nhưng tiêu đề bài viết không làm cho độc giả click vào thì cũng bằng 0.

Thói quen của phần lớn người độc là lướt qua tiêu đề xem có liên quan đến vẫn đề của họ hay không và bản chất của tất cả chúng ta là tò mò. Vì thế hãy viết tiêu cho liên quan và kích thích sự tò mò

Yếu tố 1:

là sự liên quan đến chủ đề độc giả quan tâm và blog của bạn. Cho dù bạn viết gì đi nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là viết cho độc giả của bạn. Vì vậy câu hỏi đầu tiên bạn hãy tự hỏi mình khi xây dựng một tiêu là: Tiêu đề bài viết này có liên quan đến những gì độc giả của tôi đang quan tâm?

Đừng bao giờ viết những tiêu đề lãng xẹt chẳng liên quan đến vấn đề mà độc giả của bạn đang quan tâm. Vì mỗi blog là một chủ đề và mỗi một chủ đề đều hướng đến một nhóm độc giả khác nhau.

Về cơ bản tiêu đề bài viết nên chứa những từ khóa liên quan đến chủ đề blog của bạn chứ không phải chủ đề blog của người khác.

Vì thế nếu bạn để ý các tiêu đề bài viết của Chiasenow thường chứa những từ khóa như:

  • Blog
  • Hướng dẫn
  • Kiếm tiền trên mạng
  • Kiếm tiền từ blog
  • Marketing liên kết

Đây là những từ khóa mà Chiasenow rất hay sử dụng trong tiêu đề bài viết để nhắm đến mục tiêu là sự quan tâm của độc giả. Vì thế nếu tiêu đề có chứa sự quan tâm thì cơ hội họ click vào bài viết sẽ cao hơn.

Một sai lầm phổ biến: Bạn đang quên đi sự quan tâm của độc giả là gì? Đôi khi bạn giật tít tiêu đề bài viết theo ý thích của mình và nó không nằm trong sự quan tâm của họ. Nếu họ nhìn thấy một tiêu đề không liên quan đến lợi ích hay sự quan tâm của chính họ thì khả năng họ click vào để độc bài viết là rất thấp.

Yếu tố 2:

Là sự tò mò. Một tiêu đề gây sự tò mò cho độc giả sẽ tăng khả năng kích thích họ click để xem chi tiết bài viết. Khi người đọcc tìm kiếm một điều gì đó trên internet tức là họ đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề họ đang quan tâm, yếu tố tò mò là ranh giới giữa những gì họ biết và những điều họ muốn biết.

Tâm lý của độc giả khi nhìn vào một tiêu đề sẽ như sau:

Thấy từ khóa liên quan đến vấn đề của họ, tiêu đề nhìn thấy có vẻ thú vị (yếu tố gây sự tò mò) sau đó là không thể cưỡng lại và click để đọc bài viết.

Nếu bạn dẫn dắt được độc giả của bạn theo các hành động như trên tức là bạn đã viết một tiêu đề tốt.

2. Đoạn mở đầu quyết định cả nội dung bài viết

Hãy đặt mình vào vị trí của độc giả để bạn viết đoạn mở đầu thật tốt. Bạn đã bao giờ đọc một bài viết mà mất 5 phút đầu tiên để đọc đi đọc lại đoạn mở đầu nhưng vẫn không hiểu tác giả muốn nói điều gì?

Thông thường khi gặp một bài viết như vậy Chiasenow tin chắc bạn sẽ không tiếp tục lăn chuột để xuống phía dưới xem tác giả viết gì nữa.

Đoạn mở đầu nên cho độc giả biết bạn sẽ viết gì trong cả bài, nhưng nó phải thật rõ ràng ngắn ngọn. Bạn phải viết để độc giả đọc xong câu đầu tiên muốn đọc câu thứ 2. Đảm bảo rằng độc giả hiểu được vấn đề và giúp họ tiếp tục có động lực để đọc tiếp phần bên dưới.

Kinh nghiệm khi viết đoạn mở đầu mỗi câu không nên quá dài hơn 1-2 giây để đọc. Nếu hơn như thế có thể bạn đã viết đoạn mở đầu chứa quá nhiều thông tin phức tạp hoặc định dạng văn bản chưa tốt.

3. Tối ưu nội dung bài viết bằng bố cục văn bản rõ ràng

Khi bạn sở hữu một blog, chắc chắn bạn sẽ có một lượng độc giả trung thành. Họ đọc tất cả các bài viết của bạn.

Họ đọc từng câu, từng chữ vì họ đã trót yêu mến các bài viết mà bạn xuất bản. NHƯNG tỷ lệ độc giả này rất nhỏ, có thể chỉ chiếm 1-5%. Tuy nhiên bạn nên biết ơn họ, họ là những độc giả tuyệt vời.

Nhưng còn 95-99% độc giả còn lại?

Họ cũng rất quan trọng nhưng họ không có thời gian hoặc không quan tâm để đọc từng bài, từng phần của bạn. Nói cách khác họ chỉ lướt qua nó, trung bình họ chỉ đọc khoảng 20-28% của bài viết. Đó là sự thật…

Chính Chiasenow cũng vậy, và có lẽ bạn cũng thế chúng ta thường lướt qua các bài viết vì thời gian còn lại chúng ta tập trung cho việc khác. Tuy nhiên chỉ cần độc giả lướt qua cũng mừng lắm rồi, còn hơn họ không đọc gì cả đúng không?

Vì vậy khi viết nội dung bạn cần áp dụng 2 yếu tố sau đây:

Yếu tố 1:

Tạo các tiêu đề phụ rõ ràng và hấp dẫn. Nếu một bài viết không có các tiêu đề phụ, cảm giác của người độc sẽ thấy rất ngán. Tạo các tiêu đề phụ và phân cấp nó giúp bạn không bỏ lỡ những độc giả có thói quen lướt qua bài viết.

Ví dụ về các tiêu đề phụ trong một bài viết
Ví dụ về các tiêu đề phụ trong một bài viết

Khi độc giả nhìn thấy các tiêu đề phụ họ sẽ hiểu ngay đoạn dưới đó viết gì và nếu nó là vấn đề quan tâm thì họ sẽ không bao giờ bỏ qua nó. Đây chính là cách giữ chân độc giả để họ ở lại lâu hơn với bài viết của bạn.

Yếu tố 2:

Đặt nội dung quan trọng vào trong các box. Tận dụng những định dạng văn bản nâng cao để gây sự chú ý của độc giả với những nội dung bạn cần nhấn mạnh.

Ví dụ như thế này:

Đưa nội dung quan trọng vào trong các box để làm nổi bật nó và thu hút độc giả nhiều hơn
Đưa nội dung quan trọng vào trong các box để làm nổi bật nó và thu hút độc giả nhiều hơn

Thử tưởng tượng bạn đang đọc một bài viết và bất chợt thấy một đoạn nằm trong ô màu xanh như bên trên? Có lẽ bạn sẽ không nỡ bỏ qua nó phải không?

4. Tối ưu nội dung bài viết bằng hình ảnh

Nhớ! Bạn là blogger chứ không phải nhà văn và bạn đang viết blog chứ không phải viết tiểu thuyết.

Rất ít người độc một bài dài dằng dặc toàn chữ là chữ. Ngán lắm! Không độc nổi đâu!

Vì thế hãy cân bằng nội dung văn bản và hình ảnh. Tất nhiên nội dung chính vẫn là văn bản, những yếu tố phi văn bản như hình ảnh, các trích dẫn trong ngoặc kép, list liệt kê danh sách.. giúp minh họa tốt hơn cho văn bản của bạn.

Nếu để ý các bạn có thể thấy không bài viết nào mà Chiasenow không sử dụng ít nhất một hình ảnh. Đặc biệt là các bài viết dài, nếu chỉ có chữ và chữ thì độc mệt lắm.

Bạn cũng đừng quên tối ưu thẻ title và alt cho hình ảnh đính kèm trong bài viết.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách tối ưu hình ảnh cho bài viết thì đừng quên đọc bài viết này nhé:

5. Viết tốt hơn đối thủ của bạn

Khi bạn đang ngồi cặm cụi để viết một bài thì có thể bên cạnh nhà bạn cũng có một blogger đang hoặc đã từng viết về chủ đề đó rồi.

Do đó nếu hãy nghiên cứu đối thủ và viết khác đi, có thể vẫn là chủ đề đó nhưng bạn viết hay hơn, nhìn ở một góc độ khác hơn, hay đơn giản…viết chi tiết cụ thể hơn để cung cấp nhiều giá trị hơn cho độc giả của bạn.

Bước 1: Nghiên cứu đối thủ.

Hãy nghĩ về những từ khóa liên quan đến nội dung bài viết. Tìm kiếm trên Google và xem các kết quả đầu tiên.

Click vào các kết quả hàng đầu sau đó đọc, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của các bài viết rồi xây dựng nội dung cho chính bạn dựa trên những phát hiện đó.

Ví dụ Chiasenow tìm thấy kết quả cho cụm từ khóa Nguyên tắc tối ưu nội dung bài viết đa phần tập trung về SEO, cách viết bài chuẩn SEO… Vì thế Chiasenow quyết định viết bài này, một bài hướng dẫn chi tiết cách viết bài NHƯNG không tập trung về kỹ thuật SEO mà tập trung về 10 nguyên tắc tối ưu nội dung bài viết.

Bước 2: Trả lời được 4 câu hỏi.

Một khi bạn đã tìm ra được điểm yếu của đối thủ bạn cần phải so sánh nội dung bài viết của bạn với họ bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Bài viết của bạn có rõ ràng chi tiết hơn chưa?
  • Bài viết của bạn có giải quyết được những điểm yếu mà đối thủ đã mắc phải?
  • Bài viết của bạn được định dạng, bố cục tốt hơn đối thủ chưa?
  • Bài viết của bạn giải quyết vấn đề cho độc giả tốt hơn đối thủ chưa?

Nếu đáp ứng được 4 câu hỏi này tức là bài viết của bạn đã tốt hơn đối thủ.

6. Kiểm tra lại nội dung trước khi xuất bản

Một bài viết được chăm chút là một bài viết không vội vàng xuất bản khi còn xuất hiện quá nhiều lỗi về ngữ pháp, chính tả, định dạng… Đừng vội vàng xuất bản bài viết khi chưa kiểm tra thật kỹ.

WordPress cung cấp cho bạn chức năng Preview do đó hãy độc và kiểm tra thật kỹ. Bạn cũng có thể copy bài viết đưa vào các trình soạn thảo văn bản như Microsoft Word, sau đó sử dụng chức năng kiểm tra chính tả, ngữ pháp để tìm thấy những sai sót.

7. Làm cho nội dung liền mạch, không bị ngắt quãng

Đã bao giờ bạn có cảm giác như bị hút vào nội dung của một bài báo chưa? Bạn đọc từ đoạn này sang đoạn khác và đọc hết bài báo lúc nào không hay.

Là người viết nội dung bạn nên tạo ra cảm giác này cho đọc giả. Cách tốt nhất để tạo ra nội dung liền mạch là bạn nên phân nhóm bài viết và từ từ trả lời các câu hỏi mà độc giả đang thắc mắc.

Ví dụ bạn đang viết bài với nội dung: Hướng dẫn tạo blog WordPress

Phân đoạn bài viết nên như sau:

  • WordPress là gì?
  • Lý do tại sao nên dùng WordPress
  • Cách cài đặt WordPress
  • Hướng dẫn sử dụng WordPress

Đây là cách làm cho độc giả đi theo trình tự nội dung bài viết và làm cho bài viết chảy một cách liền mạch. Đừng bao giờ viết một đoạn làm cho độc giả phải ngưng lại và tự hỏi: Vì sao tôi lại đang đọc điều này?

8. Bạn đã trả lời được tất cả các câu hỏi của người đọc?

Khi viết nội dung bạn cần phải biết vấn đề của người đọc là gì và bạn có giải quyết hết các vấn đề đó trong bài viết chưa?

Hãy liệt kê ra các câu hỏi, Ví dụ vẫn với nội dung Hướng dẫn tạo blog WordPress người đọc có thể sẽ đặt ra những câu hỏi như sau:

  • Làm sao để mua một tên miền?
  • Vì sao WordPress lại là lựa chọn tốt nhất để xây dựng blog?
  • Nên chọn hosting nào tốt nhất cho WordPress?
  • Cách cài đặt WordPress trên hosting?
  • Cách sử dụng WordPress?

Có thể trong một bài viết bạn cũng không cần trả lời hết các câu hỏi, nhưng cần cung cấp các nguồn lực để trả lời được các câu hỏi trên. Bằng cách chỏ link sang các bài viết liên quan… hoặc đôi khi là một lời giải thích ngắn ngọn cho câu hỏi đó.

9. Cung cấp các nguồn lực tốt nhất

Trong một bài viết rất khó cung cấp hết tất cả các thông tin, trừ khi bài viết của bạn lên đến 10.000 từ. Rất khó để viết một bài như vậy và thường độc giả sẽ không có thời gian để độc hết những bài viết quá dài. Trừ khi đó là tiểu thuyết

Cách tốt nhất là liên kết đến các nguồn lực bổ sung.

Nếu bạn để ý sẽ thấy trong các bài viết Chiasenow rất hay đặt link tham khảo. Các link này có thể liên kết đến bài viết trước đó, hoặc liên kết sang những blog khác.

Để làm tốt điều này, trước khi xuất bản bài viết bạn hãy đóng vai là độc giả. Đọc bài viết của chính mình và tự tìm ra những nguồn lực còn thiếu, sau đó đặt liên kết bổ sung.

10. Kết luận để tóm ý và làm cho nội dung bài viết rõ ràng hơn.

Chiasenow thường hay viết đoạn kết luận trong hầu hết các bài viết. Đoạn kết luận như một điểm chốt giúp làm rõ những nội dung chính trong bài viết.

Trong phần kết luận Chiasenow khuyên bạn nên tổng hợp những điểm chính mà độc giả đã nhận được trong bài viết và đề nghị họ áp dụng những kiến thức bạn cung cấp.

Sau đó kêu gọi một hành động để độc giả đăng ký email nhận bài viết mới.

Kết luận: Bạn đã tìm ra cách tối ưu nội dung bài viết cho mình chưa?

Tạo ra nội dung tốt đã khó việc tối ưu nội dung bài viết còn khó hơn nhiều lần.

Tuy nhiên khi viết nội dung bạn nên chăm sóc nó thật kỹ nếu muốn lấy được sự tin tưởng, quan tâm từ độc giả. Hãy áp dụng càng nhiều càng tốt 10 nguyên tắc mà Chiasenow đã liệt kê trên đây. Tuy nhiên bạn cũng có thể tạo thêm các nguyên tắc của riêng mình và áp dụng chúng đều đặn mỗi khi viết bài.

Bạn có nghĩ là Chiasenow đã thiếu một hay nhiều nguyên tắc nào đó để tối ưu nội dung bài viết? Hãy để lại bình luận ở bên dưới, Chiasenow luôn luôn muốn nhận được những phản hồi, đóng góp từ bạn.

Xem thêm:
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x